Điều trị Viêm ruột

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn.Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Lưu ý

  • Bệnh viêm ruột (IBDs) rất khó chữa khỏi hẳn mà chỉ có thể phòng ngừa thứ phát do chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như hiện nay vẫn chưa có thuốc để điều trị dứt điểm. Vì vậy mục đích của điều trị là giúp giảm bệnh, tránh các biến chứng. Do đó, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu chữa trị suốt đời để giúp kiểm soát các triệu chứng của họ và cần học cách sống chung với bệnh, nhận biết các dấu hiệu để can thiệp, điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng, giai đoạn của bệnh, tổng trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cụ thể. Với các ca viêm loét đại tràng nhẹ, có thể điều trị ngoại trú, trường hợp nặng phải nhập viện. Thời gian nằm viện trung bình của một bệnh nhân viêm loét đại tràng từ bảy - mười ngày.  
  • Việc điều trị bệnh viêm loét đại tràng khá phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác cao độ của bệnh nhân, bởi bệnh rất dễ tái phát. Theo thống kê, đối với bệnh viêm loét đại tràng, hiệu quả của điều trị nội khoa đáp ứng 70%, 50% bệnh lý tái phát sau hai năm. 25% cần phải phẫu thuật[14]
  • Biện pháp duy nhất để điều trị khỏi bệnh hoàn toàn là phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp nặng thủng đại tràng, phình đại tràng gây nhiễm độc, xuất huyết nặng hoặc ung thư hoặc khi bệnh không đáp ứng khi điều trị bằng thuốc.

Thuốc tây[15]

Mặc dù có nhiều điểm khác biệt nhau về nguyên nhân, triệu chứng nhưng cả hai dạng bệnh trên có những nguyên lý chung trong điều trị, những thuốc dùng là giống nhau

Hợp chất

  • Các aminosalicylate hoặc corticosteroid (corticoid) là thuốc lựa chọn đầu tiên ở dạng bệnh hoạt động. Hợp chất aminosalicylate và dẫn chất dùng để điều trị các ca bệnh nhẹ và có vai trò đặc biệt trong điều trị bệnh viêm ruột kết mạn tính loét, nhưng vai trò của những thuốc này trong điều trị bệnh Crohn chưa được xác định rõ. Từ sulfasalazine đã mở đường cho việc phát triển Olsalazine (2 phân tử acid 5-amino salicylic liên kết với nhau qua cầu nối azo), Mesalazine (5-amino salicylic acid). Các thuốc này đều có hoạt tính với viêm ruột kết tràng loét mạn tính hoạt động, lại dung nạp tốt hơn sulfasalazine vì chất sulfasalazine có nhiều tác dụng phụ mà chủ yếu là do phần sulffonamide gây ra. Nhưng với những bệnh nhân dung nạp tốt sulfasalazine thì các thuốc mới không có ưu điểm gì hơn.
  • Thuốc quan trọng thứ hai dùng trong điều trị viêm ruột kết mạn tính loét là các corticosteroid. Corticosteroid có hoạt tính rộng và là thuốc ưu tiên dùng trong những ca bệnh cấp tính từ vừa đến nặng nhất, liều dùng và đường dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, việc dùng corticosteroid đường toàn thân chỉ dành riêng cho những bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp dùng tại chỗ. Prednisone hay prednisolone đường uống hay được sử dụng.
  • Các thuốc khác dùng trong bệnh viêm ruột hoạt động phải kể đến thuốc ức chế miễn dịch. Nhiều nghiên cứu tập trung vào các chất azathioprin hay chất chuyển hóa của nó là mercaptopurine. Thuốc thể hiện hiệu quả chậm, nhưng có ích cho những bệnh nhân bị bệnh Crohn, nhất là bị rò và cho những ca viêm kết tràng mạn tính loét khó trị. Nhưng kết quả tốt nhất đạt được với những bệnh nhân đang dùng corticosteroid, rồi dùng thêm các chất ức chế miễn dịch. Methotrexat liều thấp có ích với bệnh Crohn và bệnh viêm ruột kết mạn tính loét, nhưng ciclosporin thì kết quả kém.
  • Metronidazol có tác dụng hạn chế trong viêm ruột nhưng lại có tác dụng trong những biểu hiện của bệnh Crohn vùng đáy chậu. Các kháng sinh khác được dùng theo kinh nghiệm: ciprofloxacin được ưa chuộng, nhưng thiếu bằng chứng  thuyết phục và đã được dùng kết hợp với metronidazol và liệu pháp không được dung nạp tốt. Ritarubin được dùng kết hợp với một macrolid (clarithromycin hay azithromycin) tỏ ra có hiệu quả. 
  • Một số thuốc đã được dùng trong viêm ruột hoạt động: các globulin, miễn dịch, các interferon, các acid béo chuỗi ngắn, heparin, yếu tố XIII, chloroquin, triglyceride của các acid omega3, omeprazol camostat mesylat, ketotifen, infliximad. Các chất ức chế yếu tố gây hoại tử khối u như: thalidomid, oxypentifyllin đã được thử, trong đó thalidomid có một số kết quả tốt.
  • Các thuốc chống tiêu chảy phải dùng cẩn thận và trong viêm ruột nặng phải tránh hoàn toàn loại thuốc này vì nguy cơ gây độc cho ruột kết to. Trong trường hợp bệnh nặng, phải chống suy dinh dưỡng.

Đối tượng

  • Với những bệnh nhân có bệnh ở đoạn cuối của kết tràng hay ở trực tràng, thì có thể dùng thuốc tại chỗ như các thuốc đạn prednisolone hay mesalazine là thích hợp. Nhưng đối với viêm trực kết tràng thì thuốc thụt thích hợp hơn với các dung dịch thụt mesalazine (Pentasa Enemas 1g/100ml) hay corticosteroid. Kết quả cho thấy dùng mesalazine đường trực tràng có hiệu quả hơn dùng corticosteroid đường trực tràng để điều trị viêm kết tràng mạn tính loét.
  • Nếu bệnh nặng, bệnh nhân sẽ phải nhập viện, không ăn uống, nuôi ăn qua tĩnh mạch để đại tràng được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được cho dùng thuốc kháng viêm Mesalazine (5-ASA) phối hợp với corticoid, nếu vẫn không hiệu quả thì thêm thuốc ức chế miễn dịch. Trong những trường hợp nặng nhất thì tiêm tĩnh mạch hydrocortison hay methylprednisolon hay methylpresnisolon. Ban đầu dùng liều cao, sau giảm dần khi triệu chứng được cải thiện, nhưng tác dụng phụ của cách dùng này là vấn đề cần quan tâm. Vì vậy, người ta chú ý đến những corticosteroid khó hấp thu hoặc chuyển hóa nhanh như beclomethasone, budesonid, fluticasone, tixocortol. Budesonid dùng đường uống gây thoái triển bệnh Crohn và tác dụng tương đương với các corticosteroid thường dùng, nhưng tác dụng phụ ít hơn. Nó có hiệu quả hơn mesalazine trong trường hợp bệnh Crohn ở hồi tràng hay kết tràng, hay cả hai.
  • Điều trị duy trì: thuốc 5-aminosalicylat làm cho bệnh viêm ruột kết mạn tính loét đã thuyên giảm được ổn định. Mesalazine có thể làm giảm những đợt tái phát bệnh Crohn sau khi xử lý phẫu thuật. Nói chung các corticoid không có hiệu quả trong duy trì cả hai bệnh.

Thuốc nam/Đông y 

Bài thuốc 1

Thành phần

Mật lợn tươi: một cái (lợn có trọng lượng từ 70 kg đến 100 kg).

Nghệ vàng tươi: 02 lạng.

Mật ong: 30ml.

Ngải cứu tươi: 5 bó to (Tương đương với khoảng 500g).

Cách làm

Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay cùng với 0,5 lít nước thật nhuyễn. Khi xay ngải cứu và nghệ: nên xay ngải cứu trước lọc lấy nước sau đó dùng nước đó xay nghệ cho đỡ nhiều nước. Lọc có thể dùng vải màn xô 2 lớp (vải phin) lấy nước. Bã bỏ đi. Mật lợn lọc lấy nước (vì mật lợn hay có sạn sỏi bên trong). Cho tất cả phần nước hỗn hợp nghệ + ngải cứu + nước mật lợn + mật ong vào một nồi, lúc đầu đun to lửa, nhớ mở vung nồi cho thuốc bay hơi nhanh, khi thuốc ở dạng sệt thì đun nhỏ lửa và khuấy đều luôn tay để cô lại thành cao. Nấu khoảng 5 giờ. Khi thuốc bám vào đũa không nhỏ lại xuống nồi là được. Thành phẩm thu được dẻo như kẹo kéo. Cho phần cao đó vào một cái lọ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Lưu ý: Để tránh mất thời gian và đủ lượng dùng, ta nên làm một lần với tỷ lệ trên cho 4 hoặc năm cái mật lợn.

Cách dùng

Mỗi ngày 2 lần: Sáng và tối, uống vào trước bữa ăn 30 phút. Liều lượng mỗi lần 1 viên to như hạt lạc là đủ. Cần uống liên tục trong 3 tháng.

Bài thuốc 2 

Lấy vài lá Sanchezia tươi rửa sạch và nhai sống với một hạt muối là cắt cơn đau lập tức, dùng một thời gian thì khỏi hẳn. Ngoài việc ăn sống còn có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày.

Bài thuốc 3 

Khi giết gà lấy thịt người ta thường bóc lớp màng màu vàng mặt trong dạ dày gà hay gọi là mề phơi khô để dành. Màng mề gà còn có tên kê nội kim, kê hoàng bì, kê chuẩn bì. Khi dùng đem đốt tồn tính hoặc sao vàng với cát cho phồng lên, tuỳ theo kinh nghiệm và cách chữa trị. Kê nội kim (sao với cát, sau đó rây bỏ cát) ngày dùng 6 - 12g tán bột chia 3 - 4 lần uống. Trẻ em dùng 1/3 liều.

Bài thuốc 4

Lấy rau diếp cá 50 g, sắc lấy nước, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn, dùng 4 – 6 ngày sẽ khỏi.

Các bài thuốc cầm máu viêm ruột